Văn hóa Việt Nam Hùm xám

Dân gian Việt Nam có truyền tụng câu chuyện Thiền sư Vạn Hạnh cưỡi hổ, theo đó người ta đồn đại vua Lý Công Uẩn là con đẻ của Thiền sư Vạn Hạnh. Thiền sư lên chùa chỉ tay vào con Hổ (đắp đất) ở trước cổng chùa mà thề độc rằng: "Nếu kẻ tu hành này có tà tâm và luyến ái trần tục thì con Hổ đất kia mãi mãi là Hổ đất. Nhược bằng không phải như thế thì con Hổ đất sẽ hóa thành Hổ thật". Lời cầu ứng nghiệm, Hổ đất bỗng gầm lên biến thành Hổ xanh để cho Thiền sư Vạn Hạnh cưỡi. Nếu loại trừ đi những lớp vỏ bọc huyền hoặc thần bí có thể giải mã hình tượng Hổ xanh thể hiện khung cảnh thiên nhiên, ngoại cảnh ngoại vật của đời sống lúc bấy giờ (vùng Từ Sơn nhất là khu vực chùa Tiêu vốn là rừng rậm, đầm lầy có thú dữ) và hành động cưỡi Hổ tượng trưng cho công quả tu hành của bậc cao tăng trí giả biết chế ngự tâm ý vô thường, bất ổn trong quá trình Thiền định[3].

Tại Việt Nam, Hùm xám được nhắc đến nhiều trong dân gian chẳng hạn như câu chuyện cổ tích thỏ rừng và hùm xám. Trong bức tranh Ngũ hổ của các nghệ nhân Đông Hồ có vẽ hình một con hổ xanh. Trong tâm thức người Việt, thuật ngữ Hùm xám còn là tên gọi đặt biệt hiệu cho nhiều anh hùng, hảo hán ở Việt Nam, với cấu trúc cụm từ là Hùm xám cộng với địa phương nơi thành danh. Hoàng Hoa Thám được tôn xưng là Hùm xám Yên Thế, Nguyễn Minh Kỳ nguyên Chủ tịch Quảng Trị còn được đặt biệt hiệu là Hùm xám đường 9-Nam Lào, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam Nguyễn Đình Bảy (tự Bảy Khiêm) được gọi là Hùm xám Trị Thiên,[4] ông Đặng Văn Việt, Chỉ huy trưởng các trận đánh trên đường số 4 của Việt Minh được người Pháp gọi là Con hùm xám trên đường số 4, Anh hùng Lao động Nguyễn Phong Lưu được gọi là Hổ xám Trường Sơn, Nahria Ya Duck đệ nhất Phó Thủ tướng Fulro được mệnh danh là Hùm xám Tây Nguyên.[5]

Trong võ học, những cao thủ võ thuật Việt Nam danh chấn cũng được đặt biệt danh là hùm xám. Võ sư Mã Thanh Long cũng được đặt biệt danh là Hùm xám Hòa Hưng, võ sư Huỳnh Long Hổ được mệnh danh là Hùm xám Quảng Ngãi[6] võ sư Hà Trọng Ngự với tuyệt kỹ quyền ba chân hổ được tôn xưng là Hùm xám miền Nam,[7] võ sư Hà Trọng Sơn cũng có biệt danh là Hùm xám miền Trung[8] cùng với võ sư Lý Xuân Hỷ người được mệnh danh là Hùm xám cao nguyên.[8] Người Việt còn dùng thuật ngữ hùm xám để đặt tên cho các nhân vật nước ngoài như Đội bóng Bayern Munich được báo giới Việt Nam đặt tên là Hùm xám xứ Bavaria, thủ môn José Luis Chilavert được gọi là Con hùm xám Nam Mỹ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hùm xám http://www.cryptozoology.com/glossary/glossary_top... http://www.hindu.com/thehindu/holnus/0012007060419... http://www.messybeast.com/genetics/tigers-blue.htm http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2010/11/3ba22527/ http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/4-loai-quai-... http://hcm.24h.com.vn/the-thao/giai-vo-viet-truyen... http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2011/9/76260.... http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/122422/... http://www.tienphong.vn/xa-hoi/buoc-ngoat-ky-la-cu... http://vtc.vn/394-479145/phong-su-kham-pha/chuyen-...